7 Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả

Xây dựng tầng hầm không chỉ giúp tối ưu hóa không gian sử dụng mà còn tăng giá trị cho ngôi nhà. Tuy nhiên, thi công tầng hầm là một quá trình phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao và sự cẩn trọng trong từng bước thực hiện. Hãy đón đọc bài viết sau của Xây Dựng Đức Hoàng để có thêm các biện pháp thi công tầng hầm hiệu quả.

Nguyên tắc khi thi công tầng hầm

Thi công tầng hầm là một công việc đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đảm bảo công trình được xây dựng chất lượng, an toàn và bền vững, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo an toàn cho công nhân, cho công trình và cả các công trình lân cận.
  • Tuân thủ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng (QCVN 09:2017/BXD, TCVN 5574:2018) nhằm đảm bảo tính pháp lý của công trình mà còn góp phần đảm bảo chất lượng và độ bền vững.

Đảm bảo quy chuẩn an toàn khi thi công tầng hầm

Đảm bảo quy chuẩn an toàn khi thi công tầng hầm

  • Lựa chọn phương pháp thi công phù hợp với điều kiện địa chất, quy mô công trình và các yêu cầu đặc thù của dự án.
  • Quản lý chất lượng trong suốt quá trình thi công từ chuẩn bị mặt bằng cho đến hoàn thiện công trình.
  • Bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến khu vực xung quanh

7 Biện pháp thi công tầng hầm phổ biến nhất

Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công tầng hầm phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào quyết định của nhà thầu thi công và chủ đầu tư.

Đào đất trước rồi tiến hành thi công từ dưới lên

Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên là một trong những phương pháp truyền thống và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này phù hợp với các công trình nhà phố có diện tích nhỏ và trung bình, đồng thời yêu cầu độ sâu tầng hầm không quá lớn.

Quy trình thi công chi tiết

  • Chuẩn bị mặt bằng, dọn dẹp khu vực xây dựng, di dời các vật cản và thiết lập hệ thống an toàn.
  • Khảo sát địa chất để xác định độ sâu và kích thước phù hợp cho tầng hầm.
  • Quá trình đào đất được thực hiện từ từ và cẩn thận để tránh sạt lở và ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

Thi công xây tầng hầm từ dưới lên

Thi công xây tầng hầm từ dưới lên

Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thi công tương đối thấp, thi công nhanh, độ chính xác cao. Tuy nhiên, nhược điểm chính là thời gian thi công có thể kéo dài và có rủi ro cao về sụt lún, sạt lở đất nếu không được quản lý chặt chẽ.

Thi công tầng hầm bằng phương pháp hầm mở

Phương pháp hầm mở kết hợp giữa việc đào đất và xây dựng kết cấu tầng hầm đồng thời, giúp tối ưu hóa thời gian thi công và đảm bảo độ ổn định cho công trình.

Phương pháp này phù hợp với các khu vực có mật độ xây dựng cao, nơi việc đào đất hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

Quy trình thi công:

  • Thi công tường vây xung quanh khu vực sẽ đào hầm, có tác dụng chống đỡ đất xung quanh và ngăn chặn nước ngầm xâm nhập.
  • Sau khi hoàn thành tường vây, tiến hành đào đất theo từng lớp, đồng thời xây dựng các kết cấu chịu lực như cột, dầm, sàn từ trên xuống dưới.
  • Thường xuyên kiểm tra và gia cố tạm thời để đảm bảo an toàn.

Phương pháp hầm mở có ưu điểm là giảm thiểu được rủi ro sụt lún và sạt lở đất, đồng thời cho phép thi công nhanh chóng hơn so với phương pháp đào đất truyền thống. Những cũng có điểm hạn chế là chiếm nhiều không gian, diện tích hố đào, ảnh hưởng đến thi công.

Xây dựng tầng hầm mở

Xây dựng tầng hầm mở cần có tường bao có khả năng chịu tải lớn

Biện pháp thi công top-down

Biện pháp thi công top-down được áp dụng rộng rãi cho các công trình nằm trong khu vực đô thị đông đúc hoặc có điều kiện địa chất phức tạp. Đây là một trong các biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng an toàn, vừa thi công đi lên vừa thi công xuống dưới.

Quy trình thi công:

  • Tiến hành xây tường trong đất và dùng cọc khoan nhồi.
  • Đổ bê tông sàn trệt gay trên mặt đất, sàn trệt sẽ tỳ lên tường đất và cột tầng hầm.

Phương pháp top-down có nhiều ưu điểm nổi bật. Thứ nhất, nó cho phép rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với các phương pháp truyền thống. Tiếp theo là giải quyết được tình trạng thấm, không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều rủi ro như xuất hiện vết nứt trên kết cấu dầm sàn, có nguy cơ gây sụp tường hoặc bị ngập úng.

Biện pháp thi công tầng hầm bằng cọc khoan nhồi

Đây là một trong những biện pháp thi công hầm nhà cao tầng hiệu quả và được ưa chuộng trong xây dựng hiện đại.

Xây tầng hầm bằng cách dùng cọc khoan nhồi

Xây tầng hầm bằng cách dùng cọc khoan nhồi

Quy trình thi công:

  • Khoan tạo lỗ với đường kính và độ sâu theo thiết kế.
  • Sau khi hoàn thành việc khoan, tiến hành hạ lồng thép cốt vào lỗ khoan.
  • Bơm bê tông từ dưới lên trên theo phương pháp vữa dâng để đảm bảo chất lượng và độ đồng nhất của cọc.
  • Sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế, tiến hành đào đất và thi công các kết cấu tầng hầm.

Ưu điểm khi sử dụng cọc khoan nhồi là phù hợp với mọi loại đất, có thể áp dụng khi thi công tầng hầm và an toàn với mọi công trình. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng tồn tại nhiều rủi ro như tốn nhiều thời gian, chi phí, mất nhiều thời gian dọn dẹp.

Biện pháp thi công tầng hầm bằng cách gia cố ép U thép 250 – 300mm

Phương pháp gia cố ép U thép là một trong những biện pháp thi công tầng hầm được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các công trình yêu cầu độ ổn định cao và khả năng chịu lực tốt.

Quá trình thi công tầng hầm sử dụng thép 250 – 300mm

Quá trình thi công tầng hầm sử dụng thép 250 – 300mm

Quy trình thi công:

  • Xác định vị trí và chiều sâu cần gia cố.
  • Tiến hành khoan để tạo ra các lỗ cho các thanh U thép. Các thanh này sẽ được hạ xuống và ép vào đất bằng máy ép chuyên dụng.
  • Sau khi hoàn tất việc hạ và ép U thép, cần kiểm tra độ ổn định và khả năng chịu lực của các thanh thép để đảm bảo rằng chúng đã được lắp đặt đúng cách và hoạt động tối ưu.

Phương pháp gia cố ép U thép 250 – 300mm khi xây tầng hầm sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công. Các thiết bị thi công đơn giản, dễ tìm và có thể phù hợp cho những công trình ở khu đất bùn. Nếu nền nhà nằm trên nền cứng thì không thể áp dụng phương pháp này.

Thi công xây dựng tầng hầm bằng gia cố ép I thép 100 – 150mm

Giống như phương pháp gia cố ép U thép, phương pháp gia cố bằng ép I thép cũng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như tiết kiệm thời gian, chi phí, có thể sử dụng cho nền đất cứng, dụng cụ, trang thiết bị đều khá đơn giản và dễ tìm.

Tuy nhiên, phương pháp này không được tái sử dụng lại thép cũ và không được ứng dụng cho những căn nhà xây trên nền đất yếu.

Dùng thép I 100 – 150mm để gia cố tầng hầm

Dùng thép I 100 – 150mm để gia cố tầng hầm

Một số rủi ro có thể xảy ra khi thi công nhà có tầng hầm

Trong quá trình thi công nhà có tầng hầm, có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà các kỹ sư và công nhân cần phải chú ý để giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn cho mọi người liên quan:

  • Rủi ro liên quan đến địa chất như sự xuất hiện của nước ngầm hoặc đất yếu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thi công. Biện pháp khắc phục là cần khảo sát địa chất an toàn.
  • Rủi ro về an toàn lao động có thể xảy ra trong quá trình thi công nên cần đội ngũ giám sát tuân thủ quy định về an toàn lao động.
  • Rủi ro về môi trường như ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn hoặc rác thải.

Để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thi công, bạn hãy tìm những đơn vị nhà thầu uy tín. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với Xây Dựng Đức Hoàng để được tư vấn biện pháp thi công tầng hầm nhà dân hiệu quả.

Tìm kiếm đơn vị thi công tầng hầm uy tín để đảm bảo an toàn

Tìm kiếm đơn vị thi công tầng hầm uy tín để đảm bảo an toàn

Qua việc tìm hiểu các biện pháp thi công tầng hầm khác nhau như top-down, cọc khoan nhồi, ép U thép và I thép có thể thấy rằng mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều quan trọng là chủ đầu tư cần hợp tác được đơn vị nhà thầu uy tín để thi công đảm bảo chất lượng công trình.

Contact Me on Zalo
093 985 7777