Trước khi xây nhà, gia chủ luôn cần chuẩn bị một nguồn ngân sách lớn, phù hợp để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả. Chính vì thế, mà khách hàng đang đang có ý định xây nhà cần nắm rõ các khoản chi phí xây dựng gồm những gì để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ. Bạn hãy đón đọc bài viết sau của Xây Dựng Đức Hoàng để có được cái nhìn tổng quan về chi phí xây dựng cơ bản gồm những gì.
Mục lục bài viết
Chi phí xây dựng bao gồm những gì?
Các chi phí xây dựng một công trình thường bao gồm hai loại chính: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp và các khóa trước thuế, thuế giá trị gia tăng.
Chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy, thiết bị thi công)
Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc thi công xây dựng công trình. Đây là các chi phí bắt buộc phải có để có thể hoàn thành công trình. Các thành phần chính trong chi phí trực tiếp bao gồm:
- Chi phí vật liệu xây dựng: Đây là các chi phí liên quan đến việc mua sắm, vận chuyển và lưu trữ các loại vật liệu xây dựng như gạch, cát, sỏi, xi măng, thép, gỗ, sơn và các vật liệu khác.
Chuẩn bị chi phí mua vật liệu xây dựng
- Chi phí nhân công: Đây là các chi phí liên quan đến việc thuê và trả lương cho các công nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và các chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng.
- Chi phí máy móc, thiết bị: Đây là các chi phí liên quan đến việc thuê hoặc mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình xây dựng như máy xúc, máy ủi, cần trục, giàn giáo, và các thiết bị khác.
- Chi phí thi công: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc tiến hành các hoạt động thi công như đào đất, đổ bê tông, xây tường, lắp đặt hệ thống điện, nước…
Các chi phí trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng chi phí xây dựng
Chi phí gián tiếp (nhà tạm để ở, điều hành thi công)
Đây là những khoản chi phí gián tiếp liên quan đến việc thi công xây dựng nhưng cũng là những chi phí cần thiết để có thể triển khai và quản lý được dự án. Các khoản chi phí gián tiếp bao gồm:
- Chi phí dựng nhà lán, điều hành thi công: Đây là các chi phí liên quan đến việc dựng lán trại, văn phòng tạm để phục vụ cho công tác quản lý và điều hành dự án như đóng cọc, dựng nhà lán, văn phòng…
- Chi phí bảo vệ, an ninh: Bao gồm các chi phí thuê bảo vệ, lắp đặt hệ thống an ninh để bảo vệ công trường và các tài sản trong quá trình xây dựng.
- Chi phí điện, nước, thông tin liên lạc: Các chi phí cung cấp điện, nước và dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động thi công và quản lý dự án.
- Chi phí vệ sinh, vận chuyển: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc dọn dẹp, vệ sinh công trường, vận chuyển vật liệu, thiết bị…
- Chi phí quản lý dự án: Các chi phí liên quan đến công tác quản lý, điều hành dự án như lập kế hoạch, giám sát, kiểm soát tiến độ, chất lượng,…
Chi phí gián tiếp cũng là thành phần quan trọng, giúp dự án được suôn sẻ
Thu nhập chịu thuế tính trước
Ngoài chi phí trực tiếp và gián tiếp, còn có khoản chi phí khác đó là thu nhập chịu thuế tính trước. Đây là khoản dự phòng trong dự toán chi phí xây dựng, nhằm bù đắp cho các khoản thuế, phí phải nộp liên quan đến hoạt động xây dựng như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội…
Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, người xây nhà cần trả thuế giá trị gia tăng (VAT) được tính trên tổng giá trị công việc. Mức thuế suất VAT hiện nay là 10%.
Như vậy, chi phí xây dựng bao gồm bốn thành phần chính:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
- Thu nhập chịu thuế tính trước
- Thuế giá trị gia tăng
Tất cả những khoản chi phí này cần được tính toán và lập dự toán cẩn thận để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả như mong muốn.
Cần nắm rõ các khoản chi phí xây dựng để có sự chuẩn bị đầy đủ
Xem thêm: Xây nhà cần chuẩn bị những gì để sớm hoàn thiện công trình
Các yếu tố làm ảnh hưởng chi phí xây dựng
Ngoài việc nắm rõ các thành phần cấu thành chi phí xây dựng, chủ đầu tư cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình. Các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm tổng mức chi phí, do đó việc xác định và quản lý chúng trở nên vô cùng quan trọng.
Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí xây dựng như vị trí và điều kiện địa chất, quy mô và tính chất công trình, thiết kế và công nghệ thi công, thời gian thi công, nguồn cung cấp vật liệu, chính sách pháp luật,…
Vì vậy, để có thể lập dự toán chi phí xây dựng chính xác, cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng này. Hoặc, bạn hãy liên hệ với Xây Dựng Đức Hoàng thông qua hotline 093.985.7777 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Chi phí xây dựng chịu tác động của rất nhiều yếu tố
Cách tính toán chi phí xây dựng chuẩn xác nhất
Để tính toán chi phí xây dựng, có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tính toán chi phí xây nhà theo m2
Chi phí xây dựng = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá xây dựng /m2.
Với cách này, bạn cần tính toán chính xác tổng diện tích cần xây dựng để có báo giá chuẩn xác, tránh phát sinh về sau.
- Tính chi phí xây dựng theo cách bóc tách khối lượng
Chi phí xây dựng = Từng công việc x đơn giá công việc
Để xác định được chi phí xây dựng bằng cách này, bạn cần đọc và phân tích bản vẽ thiết kế nhà để dự toán chính xác.
Xem thêm: Chi phí xây nhà cấp 4 ở Bình Dương chi tiết nhất 2024
Lưu ý khi lập dự toán chi phí xây dựng
Việc lập dự toán chi phí xây dựng chính xác đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và triển khai dự án. Điều này giúp chủ đầu tư có được cái nhìn toàn diện về chi phí, từ đó có kế hoạch tài chính hợp lý, tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công.
Tìm hiểu kỹ lưỡng, nhờ sự trợ giúp chuyên gia để lập dự toán chi phí xây dựng chính xác
Để lập dự toán chi phí xây dựng một cách chính xác, cần lưu ý một số điều sau:
- Thu thập đầy đủ thông tin về dự án như thiết kế, vị trí, quy mô, thời gian thi công…
- Nghiên cứu kỹ các định mức, đơn giá vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị trên thị trường.
- Tham khảo kinh nghiệm thi công của các dự án tương tự.
- Dự phòng các khoản chi phí không lường trước được như chi phí phát sinh, tăng giá…
- Xem xét cẩn thận các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí như địa chất, thời tiết, chính sách pháp luật…
- Cập nhật thường xuyên các thông tin về giá cả, chính sách mới ảnh hưởng đến chi phí.
- Lập dự toán từng hạng mục công việc một cách chi tiết, không được tổng hợp chung.
- Kiểm tra, đối chiếu kỹ các khoản mục chi phí trước khi hoàn thiện dự toán.
Giải đáp câu hỏi liên quan đến chi phí xây dựng
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chi phí xây dựng gồm những gì, Xây Dựng Đức Hoàng sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan sau đây.
Dự toán xây dựng công trình gồm bao nhiêu thành phần chi phí?
Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự toán chi phí xây nhà đầy đủ, chính xác
Chi phí chung trong xây dựng bao gồm những gì?
Chi phí chung trong xây dựng là các khoản chi phí được phân bổ cho công trình và bao gồm những thành phần sau:
- Các khoản lương, đóng bảo hiểm, phúc lợi cho ban điều hành, người lao động
- Chi phí bảo trì thiết bị, máy móc, các tiện ích liên quan đến việc xây dựng.
- Chi phí liên lạc
- Chi phí nghiên cứu và phát triển.
- Chi phí xã hội liên quan.
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
- Chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở.
- Chi phí hao hụt liên quan đến sự hao mòn, mất mát của tài sản và nguồn lực.
- Khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm.
- Các khoản nộp thuế, phí khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm thất nghiệp.
- Chi phí bảo đảm hợp đồng.
Việc hiểu rõ các cấu phần của chi phí xây dựng và cách tính toán các khoản chi phí liên quan là cực kỳ cần thiết, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhằm chuẩn bị ngân sách xây nhà tốt nhất. Mong rằng, qua chia sẻ thông tin chi phí xây dựng gồm những gì sẽ giúp bạn tính toán cho dự toán chính xác và sát với thực tế nhất có thể.