Một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà thầu thi công công trình nhà ở dân dụng cần quan tâm chính là xây dựng nền móng. Điều này giúp đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho công trình. Đó chính là lý do ở bài viết này, Xây dựng Đức Hoàng chia sẻ quy trình thi công ép cọc bê tông nhà dân đạt chuẩn và đưa ra báo giá chi tiết để bạn tham khảo. Hãy đọc bài viết này để có những thông tin hữu ích liên quan đến việc ép cọc bê tông.
Mục lục bài viết
Các loại cọc bê tông cốt thép
Đối với các công trình nhà dân, các nhà thầu xây dựng thường sử dụng loại cọc bê tông cốt thép vuông 200mm hoặc thép 250mm.
Hai loại thép 200mm và 250mm được sử dụng phổ biến để làm cọc bê tông
Thông số kỹ thuật của thép 200x200mm
- Tiết diện cọc: 200 x 200 (mm)
- Chiều dài cọc: 3 mét , 4 mét , 5 mét
- Thép chủ: 4 cây thép phi 14 (Loại thép Đa Hội)
- Mác bê tông: 200
Thông số kỹ thuật của thép 250x250mm
- Thép chủ: 4ф14 hoặc 4ф16
- Mác bê tông: 250x250mm
- Chiều dài 01 đoạn: 5-6 mét .
- Sức chịu tải đầu cọc bê tông (tính toán): 22 tấn,
- Lực ép cọc bê tông nhỏ nhất = 45 tấn , lớn nhất = 70 tấn
Các phương pháp ép cọc bê tông nhà dân phổ biến hiện nay
Ép cọc bê tông nhà dân đúng kỹ thuật sẽ giúp nền móng được vững chắc hơn, bền vững theo năm tháng, tránh tình trạng sụt lún, nứt nền, nghiêng,… đặc biệt là đối với các công trình có nền đất yếu. Hiện nay, có 3 phương pháp ép cọc được ứng dụng phổ biến như:
Ép cọc neo
Ép cọc neo là phương pháp truyền thống, sử dụng lực nén từ hệ thống ròng rọc và cần cẩu để đẩy cọc xuống đất. Phương pháp này phù hợp cho các công trình nhỏ và trung bình, với lực ép lớn nhất khoảng 100 tấn. Phương pháp này khá dễ thi công, có thể thực hiện cho các công trình ở khu vực hẻm sâu.
Quá trình ép cọc neo không gây tiếng ồn, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các ngôi nhà bên cạnh. Lực ép của phương pháp này thường phù hợp cho những công trình từ 5 tầng trở xuống.
Ép cọc neo phù hợp cho các công trình nằm trong hẻm
Ép cọc tải sắt
Ép cọc tải sắt sử dụng một khối sắt nặng (tải) được thả xuống từ một độ cao nhất định, tạo ra lực va đập để đẩy cọc xuống đất. Phương pháp này thích hợp cho các công trình lớn, cao tầng, khách sạn, trường hợp, cao ốc văn phòng với lực ép lên đến 200 tấn.
Ép cọc robot
Ép cọc robot là phương pháp hiện đại, sử dụng máy ép cọc robot để đẩy cọc xuống đất bằng một hệ thống thủy lực. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, tiếng ồn thấp. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công thực hiện và đảm bảo an toàn trong lao động.
Xem thêm: Ép cọc bê tông móng nhà là gì? Báo giá ép cọc bê tông móng nhà
Quy trình thi công ép cọc bê tông nhà dân
Quy trình ép cọc luôn cần được giám sát kỹ lưỡng để đảm bảo sự chính xác. Trước khi tiến hành ép cọc, các đơn vị nhà thầu cũng cần có đầy đủ hồ sơ như: báo cáo khảo sát địa chất, bản thiết kế ban đầu, bản đồ công trình ngầm, thông số kỹ thuật của cọc ép,… Sau khi đã đạt được các yêu cầu về pháp lý, đơn vị nhà thầu có thể tiến hành thi ép cọc bê tông nhà dân theo các sau đây:
Chuẩn bị mặt bằng
Trước khi tiến hành ép cọc, cần phải chuẩn bị mặt bằng thi công bằng cách san gạt, đầm nén và tạo các đường giao thông nội bộ để thuận lợi cho việc vận chuyển và thi công.
Bố trí mặt bằng để tạo sự thuận tiện trong việc di chuyển, tập kết cọc
Bạn cần đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng rồi đổ cát san lấp mặt bằng nhằm tạo mặt bằng phẳng. Nếu mắt bằng có mực nước cao thì cần bơm cạn nước. Điều này giúp việc di chuyển máy móc, cọc xuống mặt bằng thuận tiện hơn.
Tập kết cọc
Sau khi mặt bằng đã được chuẩn bị, các cọc bê tông cốt thép sẽ được vận chuyển và tập kết tại công trường. Cần đảm bảo rằng các cọc được xếp đặt đúng vị trí và tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Khi tập kết cọc, bạn cần tuân thủ theo các lưu ý sau đây:
- Bạn nên tập kết cọc theo nhiều đợt. Trong lần đầu, bạn nên đưa tới công trình số lượng cọc vừa phải, khoảng ⅓ số tim cọc là thích hợp nhất. Điều này giúp tạo khoảng trống cho mặt bằng dễ thi công. Đồng thời, điều này giúp nhà thầu ép thử xem tình hình địa chất.
- Đối với công trình nhà dân, đơn vị thi công thường không khảo sát địa chất nhằm tối ưu chi phí cho khách hàng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm để đưa ra giả thiết về chiều cao của cọc. Sau đó, hai bên thảo luận để đưa ra tổ hợp cộc phù hợp. Sau đó mới tiếp tục đưa số cọc còn lại đến công trình.
- Cọc bê tông nhà dân hiện nay thường được sản xuất với chiều dài khoảng 3, 4, 5, 6 m. Do đó, nhà thầu cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng sao cho lượng cọc được sử dụng tiết kiệm nhất, tránh tình trạng phá nhiều đầu cọc.
Cuối cùng, nhà thầu tiến hành vận chuyển thiết bị ép cọc đến công trình. Đồng thời, phân chia cọc thành từng nhóm, tạo sự thuận tiện trong thi công.
Tập kết cọc và các thiết bị ép cọc cần thiết đến công trình
Tiến hành thi công ép cọc
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, công đoạn thi công ép cọc sẽ được tiến hành. Tùy thuộc vào phương pháp ép cọc đã lựa chọn (neo, tải sắt hoặc robot), các nhà thầu sẽ sử dụng các thiết bị và máy móc tương ứng để đẩy cọc xuống đất theo đúng vị trí và độ sâu thiết kế. Quá trình ép cọc bê tông nhà dân cần đảm bảo theo các bước sau đây:
- Lắp ghép thiết bị ép vào vị trí có tim cọc. Đảm bảo giá máy vững chắc, có sự thăng bằng, điều chỉnh để máy nằm thẳng đứng theo trục cọc.
- Liên kết thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng và kiểm tra cọc lại lần nước.
- Sử dụng cần trục cẩu cọc đưa vào trị trí cần ép. Sau đó, ép đoạn mũi cọc với tốc độ không vượt quá 1cm/sec. Sau đó, nối đoạn giữa bằng cách hàn trước và sau. Trong quá trình hàn, cần kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, đảm bảo hai đoạn nối trùng trục. Sau khi hàn, tiếp tục ép cọc với áp lực 3 – 4kg/cm2. Tốc độ ép nên chậm và đều, tăng từ 1cm/sec đến dưới 2cm/sec.
Cọc sau khi ép cần đảm bảo các tiêu chuẩn như:
- Đạt chiều sâu xấp xỉ so với thiết kế bản vẽ.
- Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số lớn hơn gấp 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong đó, tốc độ xuyên không được vượt quá 1cm/sec.
Tiến hành ép cọc bê tông nhà dân đảm bảo đúng kỹ thuật
Ghi chép các thông số kỹ thuật quá trình thi công ép cọc
Trong suốt quá trình thi công ép cọc, các kỹ sư và nhân viên giám sát sẽ ghi chép và theo dõi các số liệu quan trọng như lực ép, độ sâu, số lần va đập, độ đứng đắn của cọc,… Những thông tin này sẽ giúp đánh giá chất lượng công trình và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng. Cụ thể:
- Ép cọc đến độ sâu 30 – 50cm thì ghi chỉ số ép đầu tiên.
- Ép cọc đến 1m, ghi lực ép ở thời điểm đó.
- Trong giai đoạn cuối cùng, lực ép có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu. Bắt đầu từ lúc này, kỹ cần ghi chép số liệu trong từng đoạn 20cm cho đến khi ép xong.
- Công thức tính lực ép đầu cọc như sau: P(ép) = 2 x S(pittong) x Chỉ số đồng hồ (hoặc = Chỉ số đồng hồ/ 3,14)
Trong đó: P(ép) gọi là lực ép đầu cọc cS(pittong) là tiết diện pittong
- So sánh lực ép đầu cọc với tải trọng thiết kế để biết được tải trọng ép đã đạt yêu cầu hay chưa.
Kỹ sư ghi chép thông số liên quan đến lực ép để đảm bảo công trình được thi công đúng kỹ thuật
Xem thêm: Quy trình ép cọc bê tông chính xác, đạt tiêu chuẩn
Báo giá ép cọc bê tông cập nhật mới nhất năm 2024
Trên thực tế, giá ép cọc sẽ có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào quy mô công trình, đơn vị thi công, phương pháp ép cọc, nhu cầu của thị trường,… Để có báo giá chính xác nhất, khách hàng cần liên hệ đến hotline của Xây dựng Đức Hoàng tại 093.985.7777 để có báo giá chi tiết nhất.
Dưới đây là bảng giá cọc bê tông cốt thép để khách hàng tham khảo:
TT |
HẠNG MỤC CỌC | LOẠI THÉP | MÁC BÊ TÔNG | ĐƠN GIÁ cọc/m |
1 |
200×200 |
D14 nhà máy | #250 |
140.000 – 145.000 |
2 |
200×200 | D14 Đa Hội | #250 |
110.000 – 112.000 |
3 |
250×250 | D16 Nhà máy | #250 |
200.000 – 210.000 |
4 |
250×250 | D16 Đa Hội | #250 |
170.000 – 190.000 |
5 |
250×250 | D14 Nhà máy | #250 |
170.000 – 190.000 |
6 |
300×300 |
D16 Nhà máy | #250 |
240.000 – 260.000 |
7 | 300×300 | D18 Nhà máy | #250 |
290.000 – 300.000 |
Bảng giá ép cọc bê tông nhà dân tham khảo:
Công trình (mét dài) |
Đơn giá (VNĐ) |
Tổng khối lượng cọc ≥300 mét |
40.000-50.000 VNĐ/mét dài |
Tổng khối lượng cọc <300 mét |
10.000.000-15.000.000/ công trình |
Ngoài bảng giá cọc và chi phí thi công ép cọc, bạn cũng cần quan tâm đến chi phí nhân công cho công trình. Dưới đây là bảng giá nhân công thi công ép cọc mà bạn có thể tham khảo:
STT |
Hạng mục báo giá | ĐVT | Khối Lượng |
Đơn Giá |
I | Công trình tính theo mét (> 600md) | |||
1 |
Mác cọc bê tông 200×200 | md | 600 |
50.000đ |
2 |
Mác cọc bê tông 250×250 | md | 600 | 55.000đ |
3 |
Mác cọc bê tông 300×300 | md | 600 | 60.000đ |
II | Công trình tính lô khoán ( 300 – 600md) | |||
1 |
Mác cọc bê tông 200×200 | CT | 300-599 |
28.000.000đ |
2 |
Mác cọc bê tông 250×250 | CT | 300-599 |
35.000.000đ |
3 |
Mác cọc bê tông 300×300 | CT | 300-599 |
40.000.000đ |
III | Công trình tính lô khoán (< 300md) | |||
1 |
Mác cọc bê tông 200×200 | CT | 50-299 | 22.000.000đ |
2 |
Mác cọc bê tông 250×250 | CT | 50-299 |
25.000.000đ |
3 |
Mác cọc bê tông 300×300 | CT | 50-299 |
30.000.000đ |
>> Chi phí nhân công sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng đơn vị nhà thầu. Bạn hãy liên hệ đến 093.985.7777 để được tư vấn chi tiết.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc ép cọc bê tông nhà dân
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ép cọc bê tông nhà dân, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:
Cần chuẩn bị gì trước khi ép cọc bê tông?
Để quá trình thi công ép cọc diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, an toàn, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Gia chủ chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, 3D uy tín, chuyên nghiệp.
- Chọn đơn vị phá dỡ nhà, đào móng chuyên nghiệp để đảm bảo quy trình thực hiện đảm bảo an toàn.
- Chọn đơn vị thi công xây nhà, ép cọc có nhiều năm kinh nghiệm để họ giúp bạn lên ý tưởng về kiến trúc, kết cấu để đảm bảo tính bền vững đồng thời, giảm thiểu chi phí xây dựng.
Cọc bê tông cốt thép nhà dân nên ép neo hay ép cọc tải?
Lựa chọn phương pháp ép cọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện địa chất, quy mô công trình và ngân sách. Ép neo thích hợp cho các công trình nhỏ và điều kiện đất tương đối mềm, trong khi ép tải phù hợp hơn cho đất cứng và công trình lớn.
Những công trình nhà dân nhỏ thì nên chọn phương pháp ép neo
Cần ép cọc cách nhà bên cạnh bao xa?
Khi thi công ép cọc cho các công trình có nền đất yếu, hoặc quá cứng sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh. Đặc biệt, trong trường hợp nhà bên có công trình cũ kỹ thường rất dễ bị phá vỡ nếu có bất kỳ tác động lực nào. Do đó, các đơn vị nhà thầu nhận thi công ép cọc bê tông nhà dân sẽ khảo sát địa hình kĩ lưỡng, tính toán khoảng cách an toàn khi ép cọc để không làm ảnh hưởng đến nhà bên.
- Phương pháp ép cọc tải sắt cần ép cọc với khoảng cách tối thiểu 3,7m so với nhà bên.
- Phương pháp ép cọc neo ép cọc với khoảng cách tối thiểu 2,5m so với nhà bên.
Móng nhà 5 tầng cần bao nhiêu đài cọc và tim cọc?
Số lượng đài cọc và tim cọc cần thiết cho một ngôi nhà 5 tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của công trình, loại đất và cấu trúc thiết kế. Thông thường, một nhà 5 tầng sẽ cần 8 đài mỗi đài 4 – 6 tim cọc, tương đương 32 – 50 tim cọc. Các tim cọc thường cách nhau khoảng 40 – 60 phân để phân tán lực đồng đều lên cọc.
Kỹ thuật ép cọc bê tông nhà dân đúng, chính xác sẽ giúp công trình được xây dựng vững chắc, an toàn và bền vững trong thời gian dài. Hy vọng rằng những thông tin mà Xây Dựng Đức Hoàng chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng công trình nhà ở của mình.