Khi chủ nhà muốn thuê một đơn vị nhà thầu để xây nhà với dịch vụ trọn gói thì sẽ cần có hợp đồng xây dựng trọn gói để có những quy định ràng buộc, đảm bảo quyền và lợi ích đôi bên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hợp đồng xây dựng trọn gói là gì. Vì thế, Xây Dựng Đức Hoàng sẽ giải thích các quy định về hợp đồng này một cách chi tiết trong bài viết sau.
Mục lục bài viết
- 1 Hợp đồng xây dựng trọn gói là gì?
- 2 Quy định trường hợp nên dùng hợp đồng xây dựng trọn gói
- 3 Quy định khi thanh toán hợp đồng xây dựng trọn gói
- 4 Một số thắc mắc chung khi thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói
- 4.1 Phát sinh khối lượng công việc so với hợp đồng trọn gói có được điều chỉnh không?
- 4.2 Gói thầu phát sinh thêm khối lượng – chi phí, nhà thầu được phép chấm dứt hợp đồng không?
- 4.3 Nếu công việc trong hợp đồng không được thực hiện hết, nhà thầu bị xử lý như thế nào?
- 4.4 Trường hợp nào nhà thầu được điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trọn gói?
- 4.5 Nếu cần điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói cần thực hiện như thế nào?
- 5 Lưu ý khi ký kết, thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói
Hợp đồng xây dựng trọn gói là gì?
Hợp đồng xây dựng trọn gói được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2013. Hiểu đơn giản, hợp đồng xây dựng trọn gói là hợp đồng cơ bản, được ban hành dựa vào quy định pháp luật về đấu thầu. Loại hợp đồng này có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện các hạng mục công việc nằm trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng trọn gói được pháp luật quy định rõ ràng
Thanh toán hợp đồng xây dựng trọn gói có thể chia thành hai hình thức: một là thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng, hai là thanh toán nhiều lần trong quá trình thực hiện (đảm bảo tổng số tiền nhận được bằng với con số trong hợp đồng).
Hợp đồng xây dựng trọn gói có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Giá cố định: Giá trị hợp đồng được xác định ngay từ đầu, giúp chủ đầu tư dễ dàng kiểm soát ngân sách.
- Rủi ro thuộc về nhà thầu: Nếu có phát sinh chi phí ngoài dự kiến, nhà thầu sẽ phải tự chịu trách nhiệm và không được phép yêu cầu chủ đầu tư bù đắp thêm.
- Thời gian thực hiện: Hợp đồng thường quy định rõ thời gian hoàn thành dự án, tạo ràng buộc cho nhà thầu để đảm bảo tiến độ.
Việc áp dụng hợp đồng xây dựng trọn gói mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên:
- Đối với chủ đầu tư: Giúp họ kiểm soát chi phí tốt hơn, giảm thiểu rủi ro tài chính và dễ dàng quản lý dự án.
- Đối với nhà thầu: Tạo cơ hội cho nhà thầu tối ưu hóa quy trình làm việc và quản lý nguồn lực hiệu quả hơn.
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng hợp đồng xây dựng trọn gói cũng tồn tại một số nhược điểm như khó khăn trong việc thay đổi thiết kế vì các hạng mục đã được kí kết trong hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng xây dựng trọn gói chủ nhà không thể thay đổi thiết kế trong thời gian thực hiện
Quy định trường hợp nên dùng hợp đồng xây dựng trọn gói
Theo điểm A, khoản 1 Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023 quy định hợp đồng trọn gói được áp dụng đối với 2 loại gói thầu sau:
- Gói thầu được xác định rõ ràng phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện, ít rủi ro thay đổi khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bất ngờ khác.
- Gói thầu chưa xác định rõ khối lượng công việc, đơn giá nhưng các bên tham gia dự đoán được rủi ro, quản lý các thay đổi phát sinh, xác định được tính chất, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, bao gồm EPC và hợp đồng chìa khoá trao tay.
Chọn hợp đồng xây dựng trọn gói khi gói thầu đã xác định rõ tất cả hạng mục liên quan
Xem thêm: Xây nhà cần chuẩn bị những gì để sớm hoàn thiện công trình
Quy định khi thanh toán hợp đồng xây dựng trọn gói
Thanh toán trong hợp đồng xây dựng trọn gói là một phần quan trọng và cần tuân thủ theo các quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Nguyên tắc thanh toán
Theo khoản 1, Điều 95 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc khi thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
- Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu theo giá trị tương đương với khối lượng công việc đã thực hiện.
- Đối với trường hợp không thể xác định chính xác giá trị hoàn thành công việc thì thanh toán theo tỷ lệ % của giá trị hợp đồng.
- Thanh toán 1 lần sau khi công trình hoàn thành và nghiệm thu đúng theo yêu cầu trong hợp đồng.
Hồ sơ thanh toán
Để nhận khoản thanh toán đầy đủ, chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu các hạng mục công việc thực hiện theo từng giai đoạn.
- Đơn giá hàng hoá cần mua sắm (cung cấp danh mục tất cả hàng hoá cũng như chứng từ vận chuyển, chứng nhận kiểm định chất lượng).
- Biên bản nghiệm thu có chữ ký của chủ đầu tư và đại diện nhà thầu.
Chuẩn bị hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng trọn gói
Một số thắc mắc chung khi thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói, có rất nhiều thắc mắc mà cả nhà thầu và chủ đầu tư thường gặp phải. Xây Dựng Đức Hoàng sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan phổ biến nhất sau đây.
Phát sinh khối lượng công việc so với hợp đồng trọn gói có được điều chỉnh không?
Hợp đồng xây dựng trọn gói chỉ được chỉnh sửa khi khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc đã ký kết. Tham khảo thêm tại khoản 3, điều 36 Nghị định 50/2021/NĐ-CP và điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Gói thầu phát sinh thêm khối lượng – chi phí, nhà thầu được phép chấm dứt hợp đồng không?
Nếu khối lượng công việc, chi phí phát sinh cần sửa đổi hợp đồng không thuộc lỗi do nhà thầu thì nhà thầu có quyền đề nghị các bên liên quan thống nhất đơn giá cho các hạng mục công việc này trước khi thực hiện. Nếu các bên không thể thống nhất đơn giá thì nhà thầu hoàn toàn có quyền từ chối thực hiện công việc này mà không bị vi phạm hợp đồng.
Nếu phát sinh công việc hợp lý ngoài hợp đồng, nhà thầu có quyền đề nghị đơn giá cho các hạng mục này
Nếu công việc trong hợp đồng không được thực hiện hết, nhà thầu bị xử lý như thế nào?
Đối với thắc mắc này, sẽ có hai trường hợp chính:
- Nhà thầu không hoàn thành công việc nhưng có sự đồng ý của bên mời thầu thì sẽ được phép điều chỉnh khối lượng công việc và ký kết phụ lục điều chỉnh tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD.
- Nhà thầu từ chối thực hiện công việc đã được ký kết thì sẽ bị xem là vi phạm hợp đồng. Do đó nhà thầu sẽ khó khăn khi đấu thầu các gói thầu sau do không hoàn thành hợp đồng.
Trường hợp nào nhà thầu được điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trọn gói?
Các trường hợp nhà thầu được điều chỉnh giá hợp đồng bao gồm:
- Khối lượng công việc bổ sung hợp lý hoặc công việc giảm so với những gì đã ký kết.
- Các trường hợp bất khả kháng như khi thi công gặp hang casto, cổ vật, túi bùn, khảo cổ mà các bên không thể lường trước, được nhà đầu tư chấp thuận.
Sửa đổi giá khi phát sinh công việc hợp lý hoặc gặp trường hợp bất khả kháng
Nếu cần điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói cần thực hiện như thế nào?
Để điều chỉnh giá hợp đồng, nhà thầu cần chuẩn bị hồ sơ và tài liệu chứng minh lý do điều chỉnh. Sau đó, họ phải gửi yêu cầu điều chỉnh đến chủ đầu tư và chờ sự đồng ý. Việc điều chỉnh phải được thực hiện bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý.
Lưu ý khi ký kết, thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói
Khi thực hiện hợp đồng xây dựng trọn gói, cả nhà thầu và chủ đầu tư cần nắm rõ các quy định pháp luật và tuân theo các lưu ý sau để công việc thuận lợi:
- Khối lượng công việc cần được tính toán chính xác trước khi kí hợp đồng, tránh sai sót, sửa đổi về sau.
- Không điều chỉnh đơn giá trong quá trình thi công theo hạng mục hợp đồng.
- Nội dung hợp đồng cần quy định rõ phương pháp thanh toán để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch.
- Chủ đầu tư và nhà thầu đều có trách nhiệm rà soát công việc, nếu tiến độ bị chậm trễ, chủ đầu tư cần đôn đốc để công việc hoàn thành đúng tiến đồ.
Bài viết này đã giải đáp hợp đồng xây dựng trọn gói là gì, đây là văn bản pháp lý, giúp các bên tham gia dự án có thể quản lý chi phí và tiến độ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện hợp đồng này một cách thành công, cả nhà thầu và chủ đầu tư cần nắm rõ các quy định thực hiện, nguyên tắc thanh toán để đảm bảo quyền lợi đôi bên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về quy định hợp đồng xây dựng trọn gói, hãy liên hệ với Xây Dựng Đức Hoàng tại 093.985.7777.