Quy trình ép cọc bê tông chính xác, đạt tiêu chuẩn

Quy trình ép cọc bê tông là một trong những khâu quan trọng và cần được thực hiện một cách chính xác để đảm bảo chất lượng, an toàn và tuổi thọ cho công trình. Quá trình này nhằm đưa các cọc bê tông xuống đất, đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực đẩy và độ chịu tải cần thiết của công trình. 

Ép cọc bê tông là gì? Công dụng của việc ép cọc

Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng để đưa các cọc bê tông đã đúc sẵn xuống đất theo vị trí đã được xác định trước đó cho đến khi đạt độ sâu thiết kế yêu cầu. Điều này sẽ làm tăng khả năng chịu tải cho nền móng của công trình.

Sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để ép cọc

Sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để ép cọc

Các cọc bê tông có thể là cọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, cọc bê tông ly tâm hoặc cọc khoan nhồi hoặc các loại cọc khác, tùy thuộc vào yêu cầu của công trình.

Công dụng chính của việc ép cọc bê tông là gia tăng khả năng chịu tải, đặc biệt là tải trọng ngang và tải trọng lên-xuống, cho các công trình xây dựng như nhà ở, nhà máy, cầu cống, bến cảng, v.v. Các cọc bê tông ép sâu xuống lớp đất cứng, chống đỡ và phân tán tải trọng từ công trình xuống đất một cách hiệu quả và an toàn.

Quy trình ép cọc bê tông chuẩn kỹ thuật

Bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng nhất khi thi công công trình chính là xây nền móng vững chắc. Trong đó, để đảm bảo tính bền vững cho công trình, bạn cần thực hiện quy trình các bước ép cọc chuẩn xác.

Tiến hành quy trình ép cọc chuẩn xác, đảm bảo độ chính xác cao

Tiến hành quy trình ép cọc chuẩn xác, đảm bảo độ chính xác cao

Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công ép cọc

Trước khi tiến hành ép cọc, cần phải chuẩn bị mặt bằng thi công kỹ lưỡng. Các bước chuẩn bị bao gồm:

  • Kiểm tra bản vẽ thiết kế và số liệu khảo sát địa chất: Cần xem xét kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế và số liệu khảo sát địa chất để đánh giá điều kiện địa chất, vị trí, kích thước và mật độ cọc cần ép.
  • San gạt, làm phẳng mặt bằng và chọn nơi tập kết cọc: Mặt bằng thi công phải được san gạt đều, làm phẳng và đầm chặt để tạo bề mặt thi công vững chắc và ổn định. Hơn nữa, đơn vị thi công cùng cần bố trí mặt bằng để tập kết cọc
  • Bố trí vị trí các cọc: Dựa trên bản vẽ thiết kế, đánh dấu và bố trí vị trí của từng cọc một cách chính xác trên mặt bằng.
  • Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, máy móc và dụng cụ cần thiết cho quá trình ép cọc như máy ép cọc, cần trục, đồng hồ đo lún, v.v.
  • Dọn dẹp đường công vụ: Chuẩn bị đường công vụ để giúp quá trình vận chuyển máy ép cọc đến địa chỉ thi công nhanh chóng, thuận lợi.
  • Đào cốt nền: Đơn vị thi công tiến hành đào cốt nền đến cao độ đáy đài móng nhằm tạo sự thuận tiện trong việc ép cọc. Tiếp đến, cần đổ cát san lấp mặt bằng để việc di chuyển máy móc dễ dàng hơn.
  • Tạo dốc nghiêng: Tạo độ dốc giữa cốt mới đào với cốt đường để máy móc thiết bị di chuyển xuống mặt bằng dễ dàng.

Di chuyển máy móc ép cọc xuống mặt bằng thi công

Di chuyển máy móc ép cọc xuống mặt bằng thi công

Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói Bình Dương 2024 uy tín hàng đầu

Giai đoạn 2: Ép cọc thử

Trước khi tiến hành ép cọc chính thức, cần phải thực hiện ép cọc thử để kiểm tra và đánh giá điều kiện địa chất thực tế, từ đó điều chỉnh phương pháp ép cọc phù hợp.

Ép thử cọc cho nhà phố

Các công trình nhà phố thường bỏ qua bước khảo sát địa chất. Đa phần các nhà thầu sẽ xác đưa ra phương pháp ép cọc theo kinh nghiệm. Nhà thầu tiến hành thử tim cọc để nắm được tình hình địa chất và thống nhất với chủ đầu tư về tổ hợp cọc cần thiết. 

Các bước ép cọc thử đối với nhà phố:

  • Tập kết cọc đến công trình số lượng vừa phải khoảng ⅓ số tim cọc để ép thử nhằm kiểm tra địa chất. 
  • Đơn vị thiết kế tính toán số lượng cọc phù hợp, tránh phá nhiều cọc gây lãng phí. Hơn nữa, kích thước độ dài của cọc nên được đơn vị thiết kế quy định dựa trên tính toán để đảm bảo khả năng chịu lực. 
  • Độ ngàm cọc vào đài thường từ 10 – 15cm nên đỉnh ép cọc nên dương lên trên 40 – 50cm để khi đập đầu cọc vẫn có đủ chiều dài cọc để ngàm vào đài. 
  • Vận chuyển các máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình ép cọc bê tông

Ép thử cọc đối với công trình nhà phố nhằm kiểm tra địa chất

Ép thử cọc đối với công trình nhà phố nhằm kiểm tra địa chất

Ép thử cọc cho những công trình quy mô lớn

Đối với các công trình quy mô lớn, cần phải ép thử nhiều cọc hơn để đánh giá chính xác điều kiện địa chất và lựa chọn phương pháp ép cọc phù hợp. Quá trình ép thử cọc bao gồm:

  • Lựa chọn vị trí ép thử cọc đại diện cho từng loại điều kiện địa chất khác nhau trong phạm vi công trình.
  • Lắp đặt cọc thử tại các vị trí đã chọn.
  • Sử dụng máy ép cọc để đẩy cọc xuống đất với lực đập hoặc lực tác động theo quy định.
  • Đo và ghi lại độ chìm sâu của cọc sau mỗi lần đập hoặc tác động.
  • Tiếp tục quá trình ép cho đến khi đạt độ sâu thiết kế hoặc đạt giới hạn cường độ ép cọc.
  • Kiểm tra và đánh giá kết quả ép thử từng cọc, điều chỉnh phương pháp ép cọc cho phù hợp với từng điều kiện địa chất khác nhau.

Kết quả ép thử cọc sẽ được sử dụng để:

  • Xác định phương pháp ép cọc phù hợp nhất cho từng điều kiện địa chất.
  • Lựa chọn loại máy ép cọc và cường độ ép cọc thích hợp.
  • Điều chỉnh độ sâu và mật độ cọc nếu cần thiết.

Ép thử cọc đối với công trình quy mô lớn nhằm đảm bảo nền móng, khả năng chịu lực của nền móng

Ép thử cọc đối với công trình quy mô lớn nhằm đảm bảo nền móng, khả năng chịu lực của nền móng

Xem thêm: Biện pháp thi công móng cọc đảm bảo công trình vững chắc

Giai đoạn 3: Tiến hành ép cọc

Tiến hành ép cọc chính thức cho toàn bộ công trình theo các bước cụ thể sau:

  • Lắp đặt cọc chính thức: Dựa vào kết quả ép thử cọc và phương pháp ép cọc đã được chọn, lắp đặt cọc chính thức tại các vị trí đã quy định trên mặt bằng thi công.
  • Ép cọc theo quy trình: Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hay hệ thống dầm chất => Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép => Ép đoạn mũi cọc theo phương thẳng đứng, tăng lực từ từ => Ép xong đoạn mũi thì tiến hành nối đoạn giữa.
  • Đo đạc và kiểm tra: Sau khi ép cọc xong, cần tiến hành đo đạc độ sâu và vị trí của cọc để đảm bảo đúng với thiết kế. Kiểm tra cường độ cọc đã ép để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
  • Bảo dưỡng và bảo quản: Cuối cùng, sau khi ép cọc hoàn tất, cần thực hiện bảo dưỡng và bảo quản cọc bê tông để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất của cọc trong quá trình sử dụng.

Tiến hành ép cọc chính thức vào các vị trí đã xác định

Tiến hành ép cọc chính thức vào các vị trí đã xác định

Thực hiện đúng quy trình ép cọc bê tông sẽ giúp tăng khả năng chịu lực, đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ công trình xây dựng. Để đạt được kết quả tốt nhất, việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín và có kinh nghiệm trong việc ép cọc là điều cực kỳ quan trọng.

Xây Dựng Đức Hoàng – Đơn vị thi công ép cọc bê tông chuyên nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín, chuyên nghiệp cho công trình của mình thì Xây Dựng Đức Hoàng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ép cọc bê tông, đảm bảo thực hiện quy trình ép cọc đạt tiêu chuẩn TCVN 9394:2012.

Đội ngũ kỹ sư, công nhân của Xây Dựng Đức Hoàng đều được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công ép cọc bê tông. Do đó, chúng tôi luôn đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, an toàn và chất lượng cao.

Xây Dựng Đức Hoàng cam kết thực hiện quy trình ép cọc bê tông đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

Xây Dựng Đức Hoàng cam kết thực hiện quy trình ép cọc bê tông đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

Trên đây là toàn bộ quy trình ép cọc bê tông đạt chuẩn, từ chuẩn bị mặt bằng, ép cọc thử cho đến quá trình ép cọc chính thức. Việc thực hiện đúng quy trình này không chỉ đảm bảo hiệu quả và an toàn cho công trình mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình.

Nếu Quý khách hàng cần giải đáp thêm về quy trình ép cọc công trình, hãy đến lại thông tin liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến hotline 093.985.7777 để được hỗ trợ kịp thời.

Contact Me on Zalo
093 985 7777