Cọc khoan nhồi là một phương pháp xây dựng nền móng phổ biến trong các công trình xây dựng quy mô lớn. Được sử dụng để giúp đảm bảo độ bền vững của nền móng, tăng khả năng chịu tải trọng công trình đè xuống. So với phương pháp ép cọc, kỹ thuật dùng cọc khoan nhồi mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Xây Dựng Đức Hoàng sẽ làm rõ các ưu nhược điểm cọc khoan nhồi để bạn cân đối lựa chọn phương pháp thi công phù hợp.
Mục lục bài viết
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép được đúc ngay tại công trình, thường có đường kính từ 600 đến 2500mm. Theo đó, công nhân tiến hành tạo lỗ trước, sau đó bơm vào một loại dung dịch tạo lớp lót nhằm tránh tình trạng nước thấm vào bê tông đổ vào.
Cọc khoan nhồi được đúc bằng bê tông ngay tại công trình
Tiếp đến, làm sạch đáy lỗ rồi đưa phần cốt thép xuống trước, sau đó là đổ bê tông vào cho đến khi tràn miệng lỗ. Khi bê tông dần đầy cũng sẽ đẩy lớp lót và nước ngầm lên trên.
Đây là một phương pháp thi công nền móng hiện đại, được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng có quy mô lớn như nhà cao tầng, cầu, đường hầm và các công trình công nghiệp.
Ưu nhược điểm cọc khoan nhồi
Máy khoan cọc nhồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công. Việc hiểu rõ ưu nhược điểm của máy móc này sẽ giúp các nhà thầu và chủ đầu tư đưa ra quyết định phù hợp cho dự án của mình.
Ưu điểm cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi được nhiều nhà thầu sử dụng trong quá trình thi công công trình lớn nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
- Cọc khoan nhồi có khả năng chịu tải rất lớn, đặc biệt phù hợp với các công trình cao tầng và công trình có tải trọng nặng. Điều này là nhờ cọc có tiết diện, chiều sâu lớn, cấu trúc đồng nhất.
Cọc khoan nhồi có khả năng chịu tải trọng gấp 1,2 lần so với các loại cọc khác
- Độ ổn định cao nhờ kết cấu thép dài 11,7m và được đổ bê tông liên tục từ đáy hố lên miệng hố, tạo thành khối bê tông đúc liền khối. Nhờ đó, khối cọc cũng được tăng độ bền và khả năng chịu lực.
- Tính linh hoạt cao, có thể áp dụng trong nhiều điều kiện địa chất khác nhau như đất sét, cát, sỏi, thậm chí là đá.
- Ít gây ảnh hưởng đến công trình lân cận vì chấn động tạo ra khi thi công rất nhỏ, không làm trồi đất ở xung quanh, không gây nứt, lúm.
- Thời gian thi công nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
- Đảm bảo tính an toàn trong lao động nhiều hơn so với cọc ép vì quá trình thi công chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị.
Cọc khoan nhồi có thể thích hợp với nhiều tình hình địa chất
Xem thêm: Quy trình ép cọc bê tông chính xác, đạt tiêu chuẩn
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
Song bên cạnh các ưu điểm, việc sử dụng cọc khoan nhồi cũng có những nhược điểm nhất định như:
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, đảm bảo tính chính xác nên cần đội ngũ công nhân giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Việc kiểm soát chất lượng cọc khá phức tạp do khó quan sát trực tiếp, phụ thuộc vào thiết bị đo.
- Nếu có vấn đề phát sinh như hẹp cục bộ thân cọc, bê tông không đều sẽ khó xử lý.
- Giá thành cao hơn nhiều so với ép cọc thông thường vì đòi hỏi sử dụng thiết bị hiện đại, nhân công,…
Việc thi công cọc khoan nhồi cần nhiều nhân công và thiết bị tốn kém chi phí
Sự khác nhau giữa cọc khoan nhồi và cọc ép
Về cơ bản, cọc khoan nhồi và cọc ép đều được làm từ bê tông cốt thép có độ cứng và độ bền cao. Tuy nhiên hai loại cọc này có đặc điểm và cấu tạo khác nhau:
Cọc khoan nhồi | Cọc ép | |
Phương pháp thi công | Sử dụng máy thi công, khoan lỗ cọc sẵn rồi cho thép vào và đổ bê tông. Sản phẩm được tạo ra trực tiếp tại công trình. | Cọc đã được đúc sẵn theo thiết kế và sử dụng máy ép cọc để đưa cọc xuống lòng đất. |
Kích thước và khả năng chịu tải | Đường kính lớn D800 ~ D2500
Chiều sâu lớn có thể đạt hàng chục mét Khả năng chịu tải cao, phù hợp công trình lớn, cao tầng (12 tầng) |
Kích thước nhỏ hơn, tiết diện thường tròn hoặc vuông.
Chiều dài hạn chế, thường không quá 30m Khả năng chịu tải trung bình, phù hợp công trình nhỏ |
Tác động đến môi trường | Ít gây rung động, tiếng ồn thấp và ít ảnh hưởng đến nền đất. | Gây rung động lớn, tiếng ồn cao và có th gây biến động đất. |
Chi phí | Chi phí cao do sử dụng thiết bị hiện đại, công nhân kỹ thuật cao. | Chi phí thấp hơn |
Nên chọn cọc khoan nhồi hay phương pháp ép cọc bê tông?
Việc lựa chọn giữa cọc khoan nhồi và phương pháp ép cọc bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, cần xem xét các yếu tố như điều kiện địa chất, loại công trình, ngân sách và thời gian thi công.
Ví dụ:
Công trình có địa chất phức tạp, quy mô lớn thì nên chọn phương pháp cọc khoan nhồi để đảm bảo độ bền vững cho công trình. Còn những công trình nhỏ, ngân sách hạn chế thì có thể chọn ép cọc truyền thống.
Công trình quy mô lớn nên chọn phương pháp ép cọc khoan nhồi
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công ép cọc chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng cho công trình thì có thể liên hệ đến hotline của Xây Dựng Đức Hoàng tại hotline 093.985.7777 để được tư vấn báo giá chuẩn nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính số lượng cọc bê tông chuẩn xác nhất
Một số hình ảnh khi thi công cọc khoan nhồi
Dưới đây là một số hình ảnh thi công cọc khoan nhồi thực tế tại công trình giúp bạn có cái nhìn trực quan về quy trình thi công.
Hình ảnh thực tế máy khoan cọc nhồi
Hình ảnh quá trình đổ bê tông cọc khoan nhồi
Hình ảnh thi công kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp thi công nền móng hiệu quả, đặc biệt trong các điều kiện đất phức tạp và công trình lớn. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ những ưu nhược điểm cọc khoan nhồi để đưa ra quyết định đúng đắn khi thi công công trình. Đồng thời, bạn cũng cần cân đối ngân sách và chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng công trình.