Xây dựng một ngôi nhà là một trong những khoản đầu tư lớn. Chính vì thế, để có thể sở hữu một ngôi nhà ưng ý và hoàn thiện thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ những bước đầu tiên là rất quan trọng và cần thiết.
Để giúp bạn biết xây nhà cần chuẩn bị những gì, Xây Dựng Đức Hoàng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để sớm hoàn thành công trình, đạt kỳ vọng và tránh được các rủi ro không đáng có.
Mục lục bài viết
- 1 Xác định công năng sử dụng chính của ngôi nhà
- 2 Xác định nhu cầu gia đình
- 3 Xác định quy mô ngôi nhà
- 4 Dự trù kinh phí
- 5 Thuê kiến trúc sư thiết kế nhà ở theo sở thích
- 6 Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin giấy phép xây dựng
- 7 Tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng
- 8 Chọn nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, uy tín
- 9 Lựa chọn ngày khởi công hợp mệnh gia chủ
Xác định công năng sử dụng chính của ngôi nhà
Câu trả lời đầu tiên chuẩn bị xây nhà cần gì chính là bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của ngôi nhà mà bạn sắp xây dựng. Đó có thể là để ở, để kinh doanh, để làm văn phòng, hay để cho thuê…
Xây nhà phù hợp với mục đích chính sử dụng
Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà yêu cầu về không gian, thiết kế, vật liệu xây dựng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu xây nhà để ở thì cần có các không gian sinh hoạt gia đình, phòng ngủ, bếp, vệ sinh… Còn nếu xây nhà để kinh doanh hay văn phòng thì cần có thêm những không gian thương mại, văn phòng làm việc, khu vực tip khách, kho bãi…
Xác định nhu cầu gia đình
Bạn cần xác định chính xác số lượng thành viên trong gia đình, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch về quy mô, diện tích và số lượng phòng ở phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần dự kiến về sự thay đổi trong tương lai, chẳng hạn như việc gia đình có thêm con cái hoặc các thành viên khác chuyển đến ở chung.
Bên cạnh số lượng thành viên, lối sống và thói quen của gia đình cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi xác định nhu cầu. Ví dụ, nếu gia đình có thói quen tụ họp đông người, thì họ sẽ cần không gian sinh hoạt chung rộng rãi.
Biết được nhu cầu sử dụng của các thành viên để phân chia không gian phù hợp
Nếu có thành viên trong gia đình làm việc tại nhà, thì cần có thêm không gian riêng để làm việc. Hoặc nếu có sở thích về nấu nướng, thì cần một gian bếp rộng rãi và tiện nghi.
Từ những nhu cầu này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về không gian, thiết kế và quy mô của ngôi nhà cần xây dựng.
Xác định quy mô ngôi nhà
Trong các bước chuẩn bị xây nhà chắc chắn không thể hiểu việc xác định quy mô của ngôi nhà. Đây là yếu tố then chốt để có thể lên kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng.
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng thành viên, nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính…Thông thường, một ngôi nhà gia đình với 4-5 thành viên sẽ cần có diện tích xây dựng từ 100-200m2. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Số tầng của nhà
Số tầng của ngôi nhà phụ thuộc vào diện tích đất, quy hoạch của khu vực, và nhu cầu sử dụng. Thông thường, một ngôi nhà gia đình có 2-3 tầng là phù hợp. Tuy nhiên, nếu diện tích đất hạn chế, bạn có thể xây dựng nhà nhiều tầng hơn để tối ưu hóa không gian sử dụng.
Tùy ngân sách mà gia đình có thể chọn xây 2 hay 3 tầng
Kích thước của từng phòng
Kích thước của từng phòng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, số lượng người sử dụng, và các tiêu chuẩn thiết kế. Ví dụ, phòng ngủ chính thường cần diện tích từ 16-20m2, phòng ngủ trẻ em khoảng 10-12m2, phòng khách 20-30m2…
Các không gian phụ trợ
Không gian phụ trợ như ban công, sân vườn, bể bơi, nhà để xe… cũng cần được tính toán và bố trí hợp lý. Các không gian phụ trợ này không chỉ góp phần tăng tính tiện nghi, mà còn giúp gia tăng giá trị và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Dự trù kinh phí
Một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn tìm hiểu xây nhà cần chuẩn bị những gì chính là nguồn ngân sách. Thông thường, dự trù kinh phí xây nhà sẽ được đưa ra khi gia chủ có nhu cầu xây nhà. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ việc xây nhà cần được tính toán, phân chia ngân sách phù hợp.
Dựa trên quy mô, thiết kế và yêu cầu của ngôi nhà, bạn cần lập một dự toán chi tiết về các khoản chi phí cần thiết. Các khoản chi phí này bao gồm: tiền mua đất, chi phí thiết kế, thi công xây dựng, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, chi phí pháp lý…
Để lập dự toán một cách chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia như kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng…
Dự trù chi phí xây nhà để cân đối, có kế hoạch cụ thể
Ngoài những khoản chi phí chính, bạn cũng cần dự phòng thêm một khoản chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.
Các chi phí phát sinh có thể do thay đổi về thiết kế, thay đổi vật liệu, những bất ngờ trong quá trình thi công… Vì vậy, bạn nên dự phòng thêm khoảng 10-20% tổng chi phí để đối phó với những tình huống bất ngờ.
Xem thêm: Chi phí xây dựng gồm những gì? Các mục chi phí cần thiết
Thuê kiến trúc sư thiết kế nhà ở theo sở thích
Khi thuê kiến trúc sư, bạn cần lựa chọn những người có uy tín, kinh nghiệm và thành tích làm việc tốt. Họ sẽ là những người hiểu rõ về quy hoạch, thiết kế, và các quy định xây dựng.
Bạn có thể tìm kiếm những công ty, văn phòng thiết kế uy tín trên thị trường, hoặc nhờ đến sự giới thiệu của người thân, bạn bè.
Khi làm việc với kiến trúc sư, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về công năng sử dụng, nhu cầu gia đình, quy mô ngôi nhà, và dự kiến về kinh phí. Điều này giúp kiến trúc sư có thể hiểu rõ yêu cầu của bạn, từ đó đưa ra những thiết kế phù hợp và hiệu quả.
Nhờ kiến trúc sư thiết kế không gian theo nhu cầu
Hãy dành thời gian để thảo luận về từng chi tiết nhỏ trong thiết kế, từ màu sắc cho đến cách bố trí không gian. Sự tham gia tích cực của bạn sẽ giúp các nhà thiết kế nắm rõ hơn về sở thích và mong muốn của bạn.
Bên cạnh đó, bạn đừng ngần ngại theo dõi quá trình thiết kế một cách chặt chẽ. Bạn nên yêu cầu được xem xét các bản vẽ thiết kế, bản mô phỏng 3D, và các tài liệu liên quan khác.
Nếu có bất kỳ điều gì không hợp lý hay cần thay đổi, hãy phản hồi ngay lập tức. Điều này không những giúp tránh được những hiểu lầm mà còn đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của bạn.
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin giấy phép xây dựng
Một điều đáng lưu ý khi bạn thắc mắc xây nhà cần chuẩn bị những gì chính là hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Đây là một khâu bắt buộc và rất quan trọng trước khi bạn bắt tay vào thi công.
Mỗi khu vực sẽ có những quy định riêng về xây dựng mà bạn cần phải tuân thủ. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được những rắc rối pháp lý sau này.
Chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn xin giấy phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm các tài liệu như: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, hồ sơ thiết kế, và báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu cần).
Bạn cũng cần đảm bảo tất cả các tài liệu này đều được lập đầy đủ, đúng mẫu và được ký tên hợp lệ bởi các bên liên quan, đặc biệt là sự xác nhận từ kiến trúc sư.
Sau khi hồ sơ đã chuẩn bị xong, bạn sẽ tiến hành nộp tại cơ quan chức năng. Hãy chắc chắn giữ lại biên lai nộp hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi tình trạng hồ sơ của mình.
Xem thêm: Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 là bao nhiêu?
Tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng
Những năm gần đây, xu hướng sử dụng vật liệu bền vững, tiết kiệm năng lượng đang ngày càng phổ biến. Các vật liệu xanh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn nâng cao giá trị sử dụng của ngôi nhà. Bạn cũng có thể cân nhắc đến loại vật liệu này trong xây dựng.
Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên các vật liệu có khả năng chịu lực tốt, chống thấm, và cách nhiệt sẽ giúp ngôi nhà bền bỉ hơn với thời gian. Bạn có thể tham khảo từ kinh nghiệm của bạn bè, người thân hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng để có được cái nhìn tổng quan về thị trường, chọn được loại vật liệu phù hợp nhất.
Mua vật liệu xây nhà chất lượng, đảm bảo độ bền vững công trình
Lưu ý, bạn không nên chọn vật liệu giá rẻ, kém chất lượng vì điều này chỉ có thể tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng về lâu dài sẽ nhanh chóng xuống cấp là tốn nhiều chi phí hơn để sửa chữa.
Chọn nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, uy tín
Bạn nên ưu tiên chọn những nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đã thực hiện thành công nhiều công trình tương tự.
Đừng ngần ngại kiểm tra danh tiếng của họ thông qua các dự án đã hoàn thành hoặc các nhận xét từ khách hàng trước đó. Có thể gặp gỡ trực tiếp để thảo luận về dự án và ghi nhận sự chuyên nghiệp của họ.
Trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần xem xét kỹ càng mọi điều khoản, từ thời gian thi công đến từng chi tiết nhỏ trong quy trình thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan. Một bảng hợp đồng rõ ràng sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi và tránh xa những tranh cãi không đáng có sau này trong quá trình xây dựng.
Chọn đơn vị nhà thầu xây nhà uy tín, chuyên nghiệp
Tương tác thường xuyên trong quá trình thi công là điều rất cần thiết. Bạn nên thu xếp thời gian để ghé thăm công trình, hỏi han và cùng nhà thầu giải quyết những vấn đề phát sinh kịp thời.
Điều này không chỉ giúp bạn giữ vững mối quan hệ tích cực với nhà thầu mà còn đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn sẽ được hoàn thiện theo đúng yêu cầu và dự kiến ban đầu.
Xem thêm: 7 Kinh nghiệm tìm nhà thầu xây dựng giỏi, uy tín và có tâm
Lựa chọn ngày khởi công hợp mệnh gia chủ
Một yếu tố quan trọng nữa liên quan đến vấn đề xây nhà cần lưu ý gì chính là yếu tố Phong Thủy. Bạn nên chọn ngày khởi công tốt, hợp mệnh để mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Phong thủy luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, việc chọn ngày khởi công xây dựng phải được xem xét cẩn thận, dựa trên tuổi tác, mệnh của gia chủ và một số yếu tố khác.
Lựa chọn ngày khởi công hợp mệnh gia chủ nhằm may lại may mắn
Nhiều gia đình thường tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thủy để có được lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, một lịch hoạt động phong thủy sẽ hỗ trợ bạn trong việc xác định các ngày tốt.
Dù phong thủy có góp phần quan trọng vào việc chọn ngày lành tháng tốt, bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố thực tế như thời tiết, tình trạng nghề nghiệp của nhà thầu và những vấn đề thậm chí là tài chính để bảo đảm an toàn và chất lượng công trình.
Sau khi Xây Dựng Đức Hoàng giúp bạn biết rõ xây nhà cần chuẩn bị những gì, chắc chắn bạn sẽ có kế hoạch tốt hơn cho dự định xây nhà sắp tới.
Việc chọn lựa cẩn thận từng bước trong quá trình này không chỉ giúp bạn có được một ngôi nhà chất lượng mà còn tạo nên một nơi sống hạnh phúc cho gia đình. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 093.985.7777 để được hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian nhanh nhất.