Một phần thô được xây dựng tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho ngôi nhà, giúp nó có thể chịu đựng được các tác động từ môi trường như gió bão, động đất, hay sự xâm thực của thời gian. Nếu đang có nhu cầu xây nhà, bạn cần nắm rõ hạng mục xây nhà phần thô gồm những gì để thuận tiện trong việc giám sát công trình.
Mục lục bài viết
Xây thô là gì?
Xây dựng phần thô là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một ngôi nhà. Đây là phần “xương sống” của công trình, bao gồm tất cả các kết cấu chịu lực chính và các hệ thống cơ bản. Phần thô quyết định đến sự vững chắc, an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà.
Xây dựng phần thô là các hạng mục xây dựng cơ bản, nhằm tạo nền tảng cho sự vững chắc của công trình
Xây dựng phần thô bao gồm tất cả các công việc từ khi bắt đầu đào móng cho đến khi hoàn thành phần kết cấu chính của ngôi nhà. Cụ thể, hạng mục xây thô bao gồm việc xây dựng móng, tường, cột, dầm, sàn, mái và các hệ thống kỹ thuật cơ bản như điện, nước. Phần thô không bao gồm các công việc hoàn thiện như sơn, ốp lát, lắp đặt cửa, hay trang trí nội thất.
Một đơn vị xây dựng khi nhận thi công phần thô sẽ đảm bảo thực hiện hai yêu cầu chính gồm: cung cấp vật liệu thi công phần thô và phần nhân công thực hiện.
Xây nhà phần thô gồm những gì?
Xây dựng phần thô gồm nhiều công đoạn khác nhau, được xây dựng theo trình tự như sau:
Chuẩn bị mặt bằng
Để thuận tiện cho quá trình thi công, nhà thầu cần khảo sát địa chất để đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp. Đồng thời, các công nhân bắt đầu giải phóng mặt bằng, loại bỏ các vật cản hoặc san lấp công trình cũ.
Sau đó, bước quan trọng là định vị và cắm mốc công trình nhằm đảm bảo ngôi nhà được xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế, tuân thủ các quy định về khoảng lùi, ranh giới đất.
San lấp mặt bằng, tạo sự thuận tiện cho quá trình chất vật liệu, đưa máy móc xây dựng vào
Ép cọc
Đối với nhiều công trình, đặc biệt là những công trình xây dựng trên nền đất yếu, việc ép cọc là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Có hai loại cọc được sử dụng phổ biến gồm:
- Cọc bê tông cốt thép: Có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ cao và chi phí hợp lý
- Cọc thép: Dễ vận chuyển, thi công nhanh chóng và có thể áp dụng cho nhiều loại địa chất khác nhau.
Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi đang xây nhà cần biết để tránh vận xui
Xây dựng phần móng
Móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, đóng vai trò chuyển tải toàn bộ trọng lượng của công trình xuống nền đất. Việc xây dựng móng đúng kỹ thuật sẽ quyết định đến độ bền vững của cả công trình.
Tùy thuộc vào điều kiện địa chất, tải trọng công trình và yêu cầu kỹ thuật, có nhiều loại móng được sử dụng trong xây dựng:
- Móng đơn: Thích hợp cho nhà một tầng hoặc các công trình nhỏ trên nền đất tốt.
- Móng băng: Phù hợp với các công trình có tường chịu lực.
- Móng bè: Áp dụng cho các công trình lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu.
- Móng cọc: Sử dụng khi nền đất yếu, cần truyền tải xuống lớp đất cứng sâu hơn.
Xây dựng móng vững chắc để đảm bảo an toàn cho công trình
Xây dựng tường
Tường là bộ phận chịu tải, chịu lực và tạo không gian chia phòng trong ngôi nhà. Khi xây tường sẽ có hai loại là tường bao và tường vách ngăn. Khi xây tường, nhà thầu sử dụng gạch chất lượng cao để đảm bảo độ bền bỉ.
Một số lưu ý khi xây dựng tường là cần đảm bảo độ ẩm vừa đủ để xi măng bám dính tốt, dùng thước thuỷ để kiểm tra độ thẳng đứng của tường, chống thấm để bảo vệ tường trước tác nhân của môi trường.
Làm sàn
Làm sàn là một công đoạn quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà. Thi công sàn thường dùng bê tông tươi hoặc bê tông được trộn thủ công để đảm bảo độ cứng cáp. Song đó, sàn cùng được cán đều, bằng phẳng nhằm phục vụ cho việc lót gạch được dễ dàng, thẩm mỹ.
Thi công đổ bê tông làm sàn nhà
Lắp đặt hệ thống điện, nước
Hệ thống điện, nước là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tiện nghi cho ngôi nhà. Hệ thống này cần được đảm bảo thực hiện đúng theo bản vẽ để đảm bảo an toàn, tiện nghi cho gia đình, thuận tiện cho quá trình hoàn thiện và dễ dàng bảo trì về sau.
Hệ thống điện đi âm tường (không bao gồm ổ cắm, CB, dây điện). Hệ thống thoáng nước gồm hầm cầu, hố ga, cống thoát nước, lắp co nước, đặt đường ống, bể phốt,…
Các nhà thầu cần nhờ thợ điện, thợ nước có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và chất lượng. Đồng thời, nên lựa chọn các thiết bị điện, nước chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng để duy trì tuổi thọ khi sử dụng.
Xem thêm: Xây nhà cần chuẩn bị những gì để sớm hoàn thiện công trình
Xây dựng mái
Mái nhà có vai trò che chắn ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết. Có rất nhiều loại mái nhà được áp dụng khi xây nhà như: mái ngói gác xà ngang (mái Thái), mái bằng đổ bê tông, mái lệch,…
Quy trình đổ bê tông mái
Vật liệu sử dụng trong xây dựng phần thô
Phần thô của ngôi nhà là nền tảng vững chắc cho toàn bộ công trình. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình.
Dưới đây là một số loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng phần thô:
- Bê tông: Dùng trong hạng mục đổ móng, làm sàn, đổ cột, dầm, mái,…
- Sắt thép: Gia cố, tạo kết cấu chịu lực
- Gạch: Dùng để xây tường
- Cát, đá: Dùng để trộn bê tông, vữa
- Xi măng: Dùng để tạo bê tông, vữa xây
- Cốp pha: Có nhiệm vụ gia cố bê tông, tạo sự vững chắc cho cấu trúc.
- Ống nước, ống điện: Dùng để lắp đặt hệ thống điện, nước.
Chuẩn bị vật liệu xây dựng nhà chất lượng, cao cấp cho quá trình thi công
Chi phí xây dựng phần thô được tính như thế nào
Việc tính toán chi phí này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngân sách cần chuẩn bị. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng phần thô như: diện tích xây dựng, thiết kế, vật liệu, đơn vị thi công,… Do đó, để có báo giá chuẩn xác nhất, bạn có thể liên hệ đến hotline của Xây Dựng Đức Hoàng tại 093.985.7777 để nhận báo giá chi tiết.
Bảng giá tham khảo dịch vụ xây nhà phần thô:
DỊCH VỤ | ĐƠN GIÁ (VNĐ/m2) |
Nhà thô diện tích > 450m2 | 3.700.000 – 4.500.000 |
Nhà thô diện tích 350 – 450m2 | 3.800.000 – 4.600.000 |
Nhà thô diện tích 200 – 350m2 | 3.900.000 – 4.700.000 |
Nhà thô diện tích < 200m2 | Liên hệ |
Một số lưu ý khi xây nhà phần thô
Khi bắt đầu xây dựng phần thô, có nhiều yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng:
- Địa chất công trình: Cần khảo sát kỹ điều kiện địa chất nơi xây dựng để lựa chọn phương án móng phù hợp.
- Thiết kế kiến trúc và kết cấu: Phải đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng sử dụng và đặc biệt là tính an toàn của công trình.
- Vật liệu xây dựng: Lựa chọn vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý và ngân sách.
- Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước về xây dựng.
- Nhà thầu và đội ngũ thi công: Chọn lựa đơn vị có uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.
Hiểu rõ về xây dựng phần thô và tầm quan trọng của nó sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan và đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình. Qua các công đoạn như chuẩn bị mặt bằng, ép cọc, xây dựng móng, xây dựng tường, làm sàn, lắp đặt hệ thống điện nước và xây dựng mái, công trình sẽ trở nên hoàn thiện và sẵn sàng để tiến vào giai đoạn hoàn thiện nội thất.